Friday, September 19, 2014

Nguồn gốc và phân loại da cá sấu

Nếu xem xét kỹ lưỡng một sản phẩm da cá sấu bạn sẽ có thể biết được nguồn gốc của nó. Những sản phẩm được may bằng một miếng da lớn thường dễ xác định hơn những sản phẩm chỉ sử dụng ít da như dây đeo đồng hồ. Nhưng tại sao lại phải tìm hiểu nguồn gốc của da cá sấu? Điều làm chuyện này thật sự quan trọng chính là chất lượng của da cá sấu khác nhau theo từng loài.

Da cá sấu Nam Mỹda cá sấu Xiêm(*) được xem như những loại da căn bản có chất lượng tốt và giá thành cũng khá cao. Còn Caiman là loại da kém chất lượng hơn và được bày bán rất nhiều trên thị trường. Loại da này đã tìm được chỗ đứng trong thị trường nhưng cũng chính vì vậy các bạn cần lưu ý nhãn mác trên sản phẩm vì có một số sản phẩm làm từ da Caiman nhưng lại được chào bán là da cá sấu Nam Mỹ hoặc cá sấu Xiêm với giá rất cao. Đôi khi cá sấu Xiêm và cá sấu Nam Mỹ cũng bị gọi lẫn lộn vì người Mỹ có khuynh hướng gọi cá sấu Xiêm là cá sấu Nam Mỹ và người châu âu lại gọi ngược lại, đây là sự khác biệt về văn hoá giữa các dân tộc. Sau khi phân tích kỹ lưỡng, người ta thấy rằng những tấm da cá sấu lớn có thể có sự kết hợp nhiều loại da với nhau. Trước đây một chiếc túi thời trang có thể được may một mặt bên là da cá sấu Nam Mỹ và mặt kia là da cá sấu Xiêm nhưng ngày nay để giảm giá thành sản phẩm người ta chỉ sử dụng da cá sấu Nam Mỹ hoặc da cá sấu Xiêm cho mặt trước và sau, còn mặt bên và quai túi thì sử dụng da Caiman.

Đồng thời với sự phát triển của ngành da, những mẫu giả da ngày càng tinh vi hơn và càng khó để nhận biết hơn. Một vài mẫu giả da được dập trên da thật để tạo vân giống da cá sấu. Bài viết này không đề cập sâu về cách làm hàng nhái da cá sấu nhưng các bạn cần lưu ý rằng sự khác biệt giữa chúng với hàng thật là rất nhỏ tuy nhiên nếu để ý kỹ thì sẽ thấy những vân này sẽ lặp đi lặp lại rất đều nhau.

Nhận biết da bụng cá sấu Nam Mỹ

Một đặc điểm rất dễ để phân biệt ở cá sấu Nam Mỹ là vân bụng. Vân bụng có hình thuôn dài và có dạng lưới. cá sấu Nam Mỹ là loại cá sấu duy nhất có đặc điểm này. Những nhà thiết kế sẽ đặt phần này làm điểm nổi bật của sản phẩm như là bằng chứng để xác nhận "hàng chính hãng". một chiếc túi xách có thể sử dụng đến ba miếng da loại này. Hình dưới đây là ảnh chụp cận cảnh của vân bụng cá sấu Mỹ

Từ lâu nay tính dẻo dai và đàn hồi tốt đã làm da cá sấu Nam Mỹ trở thành loại da có tiếng cực kì chất lượng. Da cá sấu Nam Mỹ và cá sấu Xiêm đều có tính dẻo dai, riêng da Caiman thì có những dĩa xương cứng trên da là chúng kém dẻo dai hơn. Khi da Caiman bị bẻ cong vết rạn sẽ xuất hiện trên những dĩa xương này.


Vảy sau đầu

Có một cách nữa để phân biệt da cá sấu Nam Mỹ là nhìn vào vảy sau đầu của chúng. Họ cá sấu crocodilian có vảy sau đầu đặc biệt khác với các họ khác. cá sấu Nam Mỹ có vảy phân bố kiểu 2-2-2. Caiman thì 4-4-2 và cá sấu Xiêm là 4-2.

Alligator

Caiman 

Crocodile 

Vảy bụng

Vảy bụng của cá sấu Nam Mỹ và cá sấu Xiêm trơn mịn và dẻo dai. Sự trơn mịn và đồng nhất tự nhiên này của chúng cho phép người thợ có thể nhuộm đều cả miếng da. Còn các mô xương trên da Caiman lại cản trở việc nhộm da cho đều màu giữa các vùng da khác nhau thậm chí là những vùng như da bụng có thể bị dùng màu. Nếu bạn phát hiện những vết nhuộm lem luốt thì đó có thể chính là da Caiman.

Như đã đề cập ở trên thì cá sấu Nam Mỹ vẫn có những vân bụng đặc biệt mà cá sấu khác không có. Da cá sấu Nam Mỹ có thể khác cá sấu Xiêm một tý ở số lượng vảy, nhưng không thường xảy ra điều này.

Alligator 

Caiman 

Crocodile

Hệ da 

Điểm khác biệt của da cá sấu Xiêm là hệ da. Cá sấu Xiêm có những lông cảm giác trên vảy để cảm nhận môi trường bên ngoài. Sau khi được thuộc lớp lông này bị bỏ đi nhưng lỗ chân lông vẫn còn. Nếu nhìn kỹ trên sản phẩm bạn cũng sẽ thấy dc những lỗ chân lông này.


Da mỗi bên mạng sườn của cá sấu Nam Mỹ có lớp vảy dày đặc và phân bố đồng đều trong khi da Caiman lại không đều thậm chí có những khoảng trống giữa chúng.
Alligator 

Caiman 

(*)Hiện nay cá sấu Xiêm (hay thường gọi là Crocodile). Tất cả da cá sấu tại VN là loại này. chỉ có một phần nhỏ là loại khác do nhập từ các thương hiệu cao cấp. Cá sấu Nam Mỹ (hay còn gọi là Alligator) loại này rất hiếm và đắt tiền.



Trước đây, Da cá sấu chỉ có thể thuộc được ba màu là nâu, đen và vàng bò. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ thuộc da giờ đây thì đã có thể thuộc được da cá sấu với tất cả các màu sắc. Mà chủ yếu công nghệ thuộc da của nước ta được học từ Ý (một đất nước nổi tiếng về da thuộc).

Sunday, September 14, 2014

Da giày và những điều có thể bạn chưa biết


Trước khi tìm hiểu về da giày, để dễ hiểu hơn các bạn hãy lướt qua kiến thức về các loại da thuộc căn bản.
 
Khi nói đến da hầu hết mọi người rằng chúng ta đang đề cập đến da bò, nhưng thật ra nó có thể là bất kì loại da động vật nào đã trải qua quá trình thuộc để tạo thành chất liệu cuối cùng (gọi chung là Da).

Da thuộc của bê non thì vẫn gọi là da bê đơn giản bởi vì da thuộc đó được làm từ con bê. Loại da này có kết cấu hạt và sợi da chặt chẽ hơn, mỏng và sáng hơn da bò nên có thể làm ra da giày với chất lượng cao hơn da bò.
 Một số loại da thú khác như Kidskin (làm từ da dê), Pigskin/Peccary (làm từ da heo), Cordovan Shell (làm từ da ngựa), và đương nhiên sẽ có những động vật khác như trâu, voi, chuột túi....Thậm chí còn có cả da của những con thú thuộc họ chim như đà điểu, bò sát như cá sấu, thằn lằn, rắn.

Da bò sát thường bền hơn và dễ bảo quản hơn, tuy nhiên giá thành cũng không hề rẻ. Da bò (nói chung bao gồm cả da bò, da bê) cho đến nay vẫn là loại da phổ biến nhất trong ngành công nghiệp sản xuất giày dép.


Những đôi giày chất lượng cao sẽ dùng chất liệu da để làm những bộ phận sau:
-Đế giày: gồm đế trong và đế ngoài (phần chạm đất)
-Lót mặt trong giày (nơi chúng ta xỏ chân vào)
-Phần gót giày ( gồm nhiều lớp tạo độ cao cho gót)
-Lớp da bao ngoài (là mặt ngoài thấy được, bao bên ngoài lớp lót giày)


Một đôi giày không hẳn chỉ sử dụng duy nhất một chất liệu là da, thường đế giày được làm bằng cao su, bên trong có thể được lót bằng rất nhiều chất liệu khác nhau và phần gót có thể làm bằng gỗ, cao su hoặc nhựa. Nếu có điều kiện thì tốt nhất nên sử dụng hoàn toàn bằng da trừ gót giày nếu bạn cần đi trong môi trường lạnh và ẩm ướt thì nên dùng cao su.

Da có thể được cạo thành nhiều lớp với độ dày khác nhau:



Đế ngoài giày nam thường có độ dày trung bình khoảng 4.78mm. Bên trong thường dày khoảng 5.56mm. Phần da bọc ngoài khoảng 1.98mm cho loại giày thường và giày công sở. còn da lót trong dày 0.40mm. Tất cả những độ dày này có thể thay đổi theo từng loại da, cách may và kiểu giày. Ví dụ như giày Ý thường có dáng thanh lịch, mềm mại hơn vì thế họ sử dụng miếng da mỏng hơn cho phần đế và bao ngoài. Đế giày có thể được gắn hoặc may và không nhất thiết phải dày như đế giày Goodyear. Lưu ý rằng giày dán thì phần đế chỉ đơn giản là được dán vào bằng keo và không có bất kì đường may nào cả.

Chất lượng của da giày được sử dụng cho từng dòng sản phẩm riêng biệt được xác định bởi loại của da mà nhà sản xuất sử dụng. Người ta phân loại da theo hai cách:
1/ Theo chất lượng miếng da (số lượng sẹo, khuyết điểm...)
2/ Vùng da được sử dụng (lưng, bụng, vai....)
Chất lượng da thường được chia thành 4 cấp: với cấp 1 chất lượng cao nhất và cấp 4 là thấp nhất. Nghĩa là thậm chí một miếng da loại 1 (rất ít thậm chí không có khuyết điểm) cũng có da cấp 4 (da bụng).



Loại da được sử dụng sẽ quyết định chất lượng phần da bao ngoài, nếu đánh giá da giày chỉ qua bề ngoài thì đây là phần da dễ thấy nhất. Nếu phần này được làm từ vùng da lưng của miếng da loại 1 thì đây sẽ là đôi giày chất lượng tốt nhất mà bạn từng có (và dĩ nhiên rằng giá thành cũng sẽ rất đắt đỏ).

Da để làm phần này thường là da mặt hạt. nhưng những loại da như da Cordovan hay da bóng thì lại lật mặt ngược lại. Riêng da lộn sẽ được loại bỏ hoàn toàn những hạt da.
Da lộn thường được ép dưới áp suất rất lớn để nén những sợi da tạo thành một bề mặt nhẵn. Da bị hạt nổi, xước nhẹ thường được đánh bóng để loại bỏ khuyết điểm trên bề mặt. Ở đây chúng da sẽ nhắc lại một chút về da full grain và da top grain để tránh nhầm lẫn cho các bạn khi phân biệt da.

a. Da full-grain:
Là loại da chưa được mài, đánh bóng, lót hoặc dập (trái ngược hẳn với da top-grain) để loại bỏ những gì không hoàn hảo (những vết hằn tự nhiên) trên bề mặt của miếng da. Những hạt trên tấm da tạo sự liên kết chắc chắn cho từng thớ sợi và và tăng độ bền với thời gian. Hạt cũng có thể thở được nên miếng da luôn thoáng khi, độ ẩm thấp sau khoảng thời gian dài tiếp xúc với mội trường. Thay vì phải bọc thêm 1 lớp bảo vệ thì bản thân nó có thể tự phát triển một lớp patina làm cho da bóng mịn. Những đồ nội thất bọc da và giày da chất lượng cao thường được làm từ da full-grain. Da full grain thành phẩm thường được chia thành ba loại: aniline, semi-aniline và da napa.

b. Da top-grain:
Da top-grain (đây là loại da được sử dụng nhiều nhất trong các sản phẩm da cao cấp) là loại da có chất lượng tốt thứ hai chỉ sau da full-grain. da top-grain có một lớp da đã được tách đi nên mỏng và mềm hơn. Bề mặt da đã được chà cát, đánh bóng và thêm vào một lớp phủ trên bề mặt, khi chạm vào có cảm giác lạnh hơn và giống như nhựa. Lớp phủ này không thở được và cũng không sản sinh ra patina. Loại da này thường rẻ hơn và chống bám bụi tốt hơn da full-grain miễn là sản phẩm vẫn chưa hư hỏng.

Tuy nhiên ở công đoạn cuối cùng những nhà sản xuất giày có thể thêm vào một lớp riêng của họ để giày bóng sáng hơn hoặc có thể thêm một lớp phủ màu để tạo kiểu màu bắt mắt hơn.

Friday, September 12, 2014

Những loại da được ưa chuộng nhất 2014

Để tiếp tục cung cấp kiến thức về da và các loại da thuộc, và cũng tiện để các bạn theo dõi tiếp bài viết sau thì chúng ta nên xem lại một chút những kiến thức về các loại da căn bản nhé.

Tiếp theo sẽ là phần giới thiệu những loại da đang được ưa chuộng nhất và đang là xu hướng của những nhà thiết kế thời trang trong năm 2014.

1. DA FULL ANILINE/SAUVAGE (A)
 
Là loại da được đáng tiền nhất vì vẻ ngoài thu hút và sự mềm mại tự nhiên của chúng. Loại da này được nhuộm aniline trong quá trình thuộc da và không có lớp phủ màu trên bề mặt da. Trong sản xuất các sản phẩm da, chúng thuộc hàng da dắt đỏ bậc nhất vì chỉ có những phần tốt nhất được lựa chọn mới có thể sản xuất ra da full aniline. Da Full Aniline dễ thấm nước vì có độ xốp tự nhiên. Ngoài ra vì không có lớp phủ ngoài nên da thoáng khí và mềm mại, có độ đàn hồi tốt, khó bị gãy hơn các loại da khác.

2. DA PULL UP ANILINE (A)

Đây là 1 loại da Aniline (đã mô tả ở trên) có thêm 1 lớp trên cùng xử lý bằng cách đánh dầu và/hoặc sáp. Loại da này còn gọi là da Pull Up, và được thiết kế để "chịu đựng" suốt thời gian sử dụng. Nó có tính chất tương tự như da Aniline nhưng sử dụng vào những hoàn cảnh khắc nghiệt hơn, lớp dầu sau thời gian sử dụng sẽ bị phai dần để lộ ra 1 vùng có màu sáng hơn - tương tự như vệt bóng sáng ở nhưng nơi bị cọ xát nhiều trên quần áo. Đồng thời những vùng này cũng rất dễ trầy xước, chỉ có thợ thuộc da mới có đồ nghề đặc biệt được thiết kế để phục hồi "vóc dáng" của da Pull Up.

3. DA SEMI-ANILINE (A)
Da Semi-Aniline vừa được nhuộm, vừa có một lớp phủ mỏng trên bề mặt da. Loại da này cho người tiêu dùng có thêm lựa chọn là sự kết hợp giữa mềm mại mà bề mặt da vẫn được bảo vệ tốt bằng cách nhuộm da trước rồi mới phủ một lớp bảo vệ lên trên cùng bề mặt da. Sở dĩ vẫn giữ được độ mềm mại là vì lớp phủ trên bề mặt chỉ rất mỏng thôi.

4. DA PIGMENTED (P)

Là da đã được điều chỉnh để giảm thiểu những lỗi tự nhiên như vết trầy xước và một số khuyết điểm khác trên miếng da. Sau đó được lên màu bằng cách phủ một lớp sắc tố đục và dập nổi bằng mẫu hạt để bảo đảm tính đồng nhất màu sắc và chống phai màu.

5. DA NUBUCK(N): 

Còn được gọi là da Chaps, da Stonewashed, hoặc da lộn. Đây thực ra cũng là da Aniline nhưng bề mặt đã được chà bóng và có tạo một lớp giống như nhung trên miếng da. Rất nhiều người nhầm lẫn loại da này với da lộn: da lộn là mặt thịt của miếng da, còn Nubuck là một hiệu ứng được áp dụng trên mặt hạt của da. Việc chà bóng này sẽ phá vỡ kết cầu bề mặt của da và thậm chí còn làm nó trở nên mềm mại hơn nhưng cũng sẽ dễ thấm hơn.
   
6. DA BYCAST LEATHERS - (B)

Đây là sự phát triển của việc sử dụng da Split. Da Bycast được sản xuất từ lớp da Slpit dưới cùng. Đầu tiên cho nóng chảy một loại keo lên bề mặt, sau đó lăn lên một tấm film polyurethane màu. Nó thường được sản xuất màu tối và căng ra để cho màu sáng hơn. Loại da này rất dễ trầy. Ngày nay chúng được sử dụng nhiều trong sản xuất đồ nội thất còn trước đây chỉ được sử dụng để làm túi xách, dây nịt. Loại sản phẩm này có chất lượng rất vô chừng. Để bảo quản tốt nên chú ý rằng nhiệt độ phòng phải giữ dưới 30 độ C. Vì lớp trên cùng có một lớp polyurethane nên không nên sử dụng những loại xi đánh bóng thông thường. Những nhà sản xuất da đã phát triển một loại kem chăm sóc và bảo quản cho loại da đặc biệt này, giá thành tương tự maxi kit.

Friday, September 5, 2014

Thắt lưng nam và những điều cần biết

Thắt lưng nam (dây nịt nam) là phụ kiện không thể tách rời với quần tây công sở và cả những chiếc quần jean cá tính. Những đặc điểm nào nên quan tâm để có thể chọn lựa phong cách thời trang phù hợp cho mỗi người? Đó là câu hỏi sẽ hiện lên trong đầu khi chọn mua dây nịt nam. Hy vọng qua bài viết dưới đây các bạn có thể hiểu rõ hơn về dây nịt và cách chọn dây nịt.


1. Độ dài
Khi mang dây nịt, chúng ta nên để dư ra vài cm bên trái (sau khi đã cài khóa). Canh cho độ dài này vừa đủ để gài xuống vòng thứ nhất hoặc chồng lên cũng được. Đây là mẹo mang dây nịt cho cái nhìn thân thiện nhất. Dây nịt thường có thêm lỗ để người sử dụng có thể thoải mái điều chỉnh cho phù hợp với vòng eo và phong cách thời trang nên bạn hãy cứ cài đến nấc cuối cùng nếu đó thật sự là điều bạn phải làm để rút ngắn độ dài của đuôi dây thừa. Nhưng dù mang như thế nào đi nữa bạn cũng cần lưu ý rằng để phần dư quá dài vì nó chỉ tạo nên một phong cách tệ hại trong mắt người đối diện.



Dây nịt nam kiểu truyền thống có khóa vuông bằng đồng và bọc đồng đầu còn lại để dễ dàng xỏ qua khóa. Loại này thường không có vòng đai để giữ phần dây thừa sau khi chốt. Khi cài nịt xong, cảm thấy vừa vặn bạn có thể tháo đầu bọc đồng và cắt bớt phần dây dư tùy ý rồi lắp vào lại như cũ. Loại này thường được sử dụng trong quân đội, một số cửa hàng ngày nay cũng vẫn còn bán.

2. Khóa
Khóa càng lớn, càng to bản thì càng ít trang trọng. Thắt lưng bình thường có khóa nhỏ và bề mặt khóa phẳng. Khóa lớn hơn hình tròn thường dùng cho thắt lưng kiểu truyền thống. Hầu hết các loại dây nịt đều có khóa màu vàng hoặc màu bạc.

Nếu bạn có mang những phụ kiện khác như trang sức, đồng hồ, cà vạt thì cần lưu ý rằng chúng phải cùng tông màu với nhau. Nhưng xét cho cùng, sự hòa hợp của quần áo và tất cả phụ kiện sẽ quan trọng hơn kích thước hay hình dáng từng món riêng biệt. Nếu bạn thích khóa kim loại lớn thì có thể mang cùng áo khoác da. 

3. Màu sắc
Da phải đi với da. Quy luật này áp dụng chung cho tất cả các phong cách thời trang. Giày da nâu sẽ đi với thắt lưng da nâu.  Thắt lưng da bóng sẽ rất hợp với giày da bóng. Nếu bạn mang giày không phải làm từ da thì bạn có thể phối tự do. Giày vải có thể phối với thắt lưng vải



Một chiếc dây nịt da hiếm rất đắt đỏ, nhưng nó sẽ làm toàn bộ bộ trang phục có tính nhất quán với nhau. Thắt lưng chất lượng cao làm từ da đà điểu có thể phù hợp với phong cách công sở, tạo sự sang trọng, lịch lãm cho người mang nó ( nhưng sẽ khá cứng nhắc khi dạo phố). Da rắn và một số loài bào sát khác rất bắt mắt – vấn đề là bạn muốn thu hút bao nhiêu sự chú ý vào khu vực “trung lộ” của bạn. Đó là những gì người khác sẽ nhìn nếu thắt lưng là khu vực đặc trưng nhất trên toàn bộ trang phục.

Dây nịt dùng làm gì? rõ là một câu hỏi ngây ngô các bạn nhỉ! chắc chắn là để giữ cho quần thêm chắc chắn nhưng đừng quên rằng nó cũng là một món thời trang đấy nhé! Hầu hết các dây thắt lưng nam được chia thành 4 loại như sau:

•    Thắt lưng khóa kim: thắt lưng sẽ được rút qua khóa và một kim bằng kim loại xỏ qua lỗ trên thân thắt lưng để giữ chặt dây lại.
•    Thắt lưng khóa bấm: Khóa là một bề mặt phẳng đằng sau có chốt để bấm vào lỗ mặt trước thắt lưng.
•    Thắt lưng khóa xỏ: khóa có khe để xỏ thắt lưng qua và chốt lại bằng một thanh chốt kim loại (thường được thiết kế cạnh bên khóa).
•    Thắt lưng khóa xỏ tự do: là loại khóa bình thường có kim bằng kim loại nhưng loại này đặc biệt vì thường được làm bằng những sợi da bện lại với nhau nên bạn có thể xỏ chốt vào bất kì vị trí hở nào giữa hai sợi da mà không phải quan tâm đến việc có bao nhiêu chốt, mình có xỏ vừa hay không.

Đến đây hẳn các bạn đã hiểu thêm về chiếc thắt lưng mà mình đã hoặc sẽ mang rồi đúng không nào. Chúc các bạn chọn được một chiếc thắt lưng ưng ý!

Friday, August 29, 2014

5 loại giày nam không bao giờ lỗi mốt

Phụ nữ thường có rất nhiều phụ kiện đi kèm với quần áo như dây đeo tay, vòng cổ, ví, túi xách, mắt kính...và tất nhiên là một đôi giày phù hợp. Ngược lại thời trang đàn ông đơn giản hơn nhưng cũng không kém phần sắc xảo, các món phụ kiện khác có thể bỏ qua nhưng đặc biệt là giày nam thì sẽ được lựa chọn vô cùng kỹ lưỡng và tinh tế. Không quá kiểu cách nhưng vẫn thanh lịch và chẳng bao giờ lỗi mốt là những kiểu giày nam sử dụng chất liệu da mình sẽ giới thiệu trong bài viết này.

1. Giày Oxford:
Đây là mẫu giày cổ điển, sang trọng, mũi và thân giày nằm tách biệt so với phần đế. Được xem là mẫu giày tiêu chuẩn để đánh giá sự trưởng thành của đàn ông.
Dựa vào tên gọi, ta có thể dễ dàng nhận ra xuất xứ của đôi giày này. Oxford là một kiểu giày truyền thống, lịch lãm và quyến rũ  đến từ Anh Quốc. Ngoài ra, chúng còn mang những cái tên khác tùy theo vùng như Balmorals(Scotland), Richelieu(Pháp) hoặc bal-type(tại một số cửa hàng của Mỹ).

2. Giày Derby:


Giày Derby (còn được gọi là giày Bucks hoặc Gibsons) là loại giầy da, thường có đế cứng. Vào những năm 1850, giày Derby lại được biết đến như một loại bốt phổ biến dùng cho thể thao và săn bắn. Nhưng đến thế kỷ 20, đôi giày Derby, được biến đổi nhiều. Khác với giày Oxford, giày Derby có phần xỏ dây mở, linh hoạt, tạo sự thoải mái cho người sử dụng. Do đó, dù là giày dressy, chúng vẫn khá thoải mái và phù hợp với những trang phục thường ngày.

3. Giày Bucks:
Đế giày thường được làm từ 1 lớp cao su màu nổi. Có kiểu dáng và thiết kế gần giống với Oxford hay Derby nhưng sử dụng nhiều chất liệu linh hoạt, tươi tắn, có màu sắc thường trẻ trung hơn Oxford và Derby.

4. Giày Loafer:
Loafer (giày lười) có thể dễ dàng phân biệt so với các loại khác với 1 đai dây da được trang trí trên thân giày. Giày lười luôn là một sự lựa chọn cần thiết cho tất cả các chàng trai bởi tính tiện dụng mà nó mang lại. Trong cả năm, tất cả các dịp lễ, trong các bữa tiệc, sang trọng hoặc thân mật, công sở hoặc quán café, giày lười phù hợp trong mọi trường hợp với sự đa dạng về cả chất liệu, màu sắc lẫn phong cách.

5. Giày Boot:
Là một loại giày sành điệu và cá tính. Boot cho nam tất nhiên với tác dụng “nguyên thủy” của mình là nâng niu và bảo vệ đôi bàn chân, cổ chân, bắp chân và hơn nữa là nâng tầm phong cách thời trang của chủ sở hữu chúng.
Nếu bạn là người đàn ông mạnh mẽ, phóng khoáng, pha chút bụi bặm thì hãy sắm ngay cho mình một đôi Boot kết hợp cùng chiếc quần jean wash, áo thun cá tính và một chiếc áo khoác da sành điệu nữa là bạn đã có một bộ thời trang "chất lừ" để ra phố rồi đấy..

Sunday, August 24, 2014

Giày da và phong cách của đấng mày râu

Phụ nữ trung bình có từ chục đến vài chục đôi giày để phối với đủ các loại quần áo. Còn đàn ông chúng ta thì sao? Có nhiều....rất nhiều các kiểu và loại giày trên thị trường, cái hay nhất của đàn ông là có thể chọn vài đôi là đủ cho mọi phong cách, mọi trường hợp ăn mặc, mà không cần phải có mỗi đôi 1 màu để phối màu với những món đồ khác như phụ nữ. Bạn chỉ cần đầu tư vài đôi, có phong cách, bền, phù hợp nhu cầu, và chăm sóc chúng đúng cách, thì thế là đủ rồi. Dưới đây là bài viết sưu tầm về giày và cách chọn giày gửi cho những quý ông yêu thích giày da.

Khi xưa học trong lớp MBA & business psychology, thầy không chỉ dạy cách chào hỏi hay bắt tay như thế nào mà còn chỉ dạy một số chiêu đánh giá đối tác, về style ăn mặc, về phong cách và về cử chỉ, ngoài việc đánh giá tâm lý ngừơi ta còn đánh giá đẳng cấp của họ trên thương trường. Cái nhìn đầu tiên của em là đôi giày. Các anh có thể đóng bộ suits ngon lành, cà vạt Louis Vutton, đeo các loại đồng hồ ngon lành cho nó "sang” khi đi gặp đối tác, nhưng đừng quên đôi giày, vì nó thường bị bỏ quên và vì thế thể hiện rất nhiều con người của mình. Cái thửa nhỏ nhỏ đấy thể hiện anh có để ý đến tiểu tiết và niềm tự hào bản thân anh đến đâu. Nó thể hiện anh là một người toàn ngoài đường giày đầy bụi, bùn dơ, hay một anh chuyên ở công trường, một nhân viên văn phòng bình thường, một người lười nhác (và hơi bê bối tý) hay tháo giày khi ngủ trưa, hay đi lại trong văn phòng cho tiện, hay một ông Sếp bận rộn, hay một anh Sếp trau chuốt? Cái ti tí ấy thể hiện khá nhiều tính cách, và đánh giá của người khác về anh trong công việc. Đánh giá ấy có thể đúng có thể sai, nhưng nếu cần để tạo ấn tượng hay, tốt, lúc ban đầu để công việc suông sẻ, tại sao không?

1. Đừng có lúc nào cũng vuông vức

Trước hết hãy nói đến kiểu dáng. Nếu bạn vẫn còn vài đôi giày mũi ngang to bè, dây buộc thô nhìn như bạn có chân vịt, thì hãy bỏ chúng đi. Chúng nhìn rẻ tiền, con nít (14-18 tuổi) và hoàn toàn không có style. Đôi giày nên là điểm nhấn để nhìn bạn "cân đối” tỏng các trang phục. Nên có một đôi dài, thon (nhưng không phải mũi nhọn) để có cảm giác bàn chân mình cân đối, không quá nhỏ, không quá bè. Cái thời mà bạn mặc skinny jeans bó sát và đôi giày to gấp đôi bàn chân, đã qua rồi sau sinh nhật 15 tuổi. Một đôi vừa vặn, nhìn nam tính, có style, và thể hiện tuổi tác của bạn.

2. Các cơ bản về … một thứ cơ bản nhất

Lúc nào cũng phải có 1 đôi giày đen, cột dây trên, đơn giản nhưng thích hợp ở mọi trường hợp và mọi bộ quần áo bạn có. Nó có thể bóng bẩy hơn 1 chút, hay cực kỳ "bụi”, nhưng một đôi như thế không bao giờ sai. Đi làm cũng được, mặc jeans đi chơi cũng được, ăn mặc xì tai vào sàn nhảy hay ngồi ngoài đường nhậu cũng không thể sai được

3. Bạn muốn đế êm hay đế bền?

Giày là để bảo vệ bàn chân, do vậy đế trong của giày phải có tính đàn hồi để một phần nào đó giảm lực chấn khi đi hay chạy. Đế cứng ngắc đi lộp cộp có thể "quá” bền, nhưng anh mang đôi giày đấy hằng ngày thì 80% anh sẽ bị các bệnh về chân và khớp. Hãy chọn một đôi "sensible”. Khi dùng từ sensible với giày có nghĩa là phải êm và thoải mái.

4. Đế bằng da – bạn muốn nó to và dày hơn một tý

Nhiều người nghĩ đế da to tí là sẽ cứng và thô. Sai. Cái đó là đế cao su hay giấy (yes, rất nhiều giày ở đây đóng bằng giấy ép lại sơn đen). Đối với đế da thật, nó sẽ ôm vào chân bạn tạo cảm giác vừa khít, êm, tạo lực đệm. Mình đang nói về giày tây, chứ không phải êm nhún như giày thể thao. Do vậy to và dày một tý vẫn tốt, miễn đừng to quá nhìn đôi giày sẽ thô. Bạn có 2 lựa chọn. Thon thon dài dài, hay tròn tròn bè bè ?
o Thon thon kiểu cách sẽ nhìn tốt hơn cho các bộ suits đắt tiền, nhìn kiểu cách và "sang” hơn.
o Tròn tròn bè bè thì thích hợp hơn cho quần Jeans + sơ mi. Cả 2 loại trên nếu là loại giày da tốt, và biết cách chăm sóc, bạn mang cả chục năm chưa hư. Và 2 kiểu trên gần như chưa bao giờ đề mốt đê.

5. Tiếp tục nói về đế cao su

Công nghệ mới cho bạn rất nhiều lựa chọn, nếu bạn muốn đi 1 đôi hơi "êm êm” một chút. Một số hãng như Bata, Hug Puppies, v.v… đề làm các đôi giày phong cách trang trọng, nhưng đế lại bằng cao su đệm, hay miếng lót đệm bên trong giày, thay vì "cứng ngắc” như các loại truyền thống. Tuy vậy, các loại này không dán đế được như các loại giày da bình thường. Giày đế cao su sau khi mòn, thì thôi. Ngoài ra, nếu giữ không đúng, do co giãn theo thời tiết, quá khô, quá ẩm, quá nóng, quá lạnh, đế cao su sẽ nứt và từ đó sẽ hư từ từ đến lúc phải bỏ đi.

6. Dùng cái đầu

Bạn tính thử đi nhé. Kinh nghiệm bản thân. Có những lúc bỏ ra $400-$500 mua 1 đôi giày, nghe qua là một số tiền quá lớn cho đôi giày. Nhưng nếu so ngược lại với các loại rẻ tiền hơn, và các xì tai model chút nhưng chỉ xài được vài tháng 1 năm thì đề mốt đê, trong khi đôi giày tốt, đúng kiểu, có thể xài vài năm là chuyện bình thường. Do vậy, thay vì mua 3-4 đôi $100, hãy mua 1 đôi $400 nếu có thể, đúng style, chất lượng và dùng tốt hơn trong nhiều năm. Nếu chọn đúng, các đôi giày này chưa bao giờ lỗi thời, và tồn tại cả chục năm. Chỉ cần thay đế 1 tý nếu mòn, nhưng đôi giày chưa bao giờ đáng giá hơn. Hơn nữa, nếu bạn mặc một bộ vest đáng giá, thì mang cả 4 đôi giày rẻ tiền thì cũng không coi ra gì so với 1 đôi giày đáng giá. Nhớ giữ kỹ các đôi này, đánh bóng thường xuyên , giữ cho da mềm, không mốc. Do vậy số lượng không thể bằng chất lượng.

7. Bảo vệ đế giày

Đối với các đôi giày đắt tiền, và thường xuyên mang, bạn nên bảo về chúng. Tôi có xem qua một số cách mà các nhà đóng giày bên Ý "mách mẹo” trong một lần nói chuyện. Họ có lắm chiêu. Xin để ý là các đôi giày của ý đa số nổi tiếng, và đắt tiền do đều đóng bằng tay, da thật và họ xem nó như con đẻ của mình. Tôi cũng sẽ thế nếu phải trả nhiêu đó tiền cho đôi giày. Do vậy các chiêu sau nên nhớ:

#1. Gắn vào mũi đế giày một miếng thép hoặc cao su nhỏ. Nó làm giày bạn không bị trượt, do đó ít mòn hơn. Loại này chỉ có vài ngàn/ chục ngàn cho đôi giày chục triệu của bạn
#2. Thay đế: Nếu thay đế, thì nên thay đế da, và không bao giờ xài đế dán. Luôn xài đế may. Nó tồn tại lâu hơn, và thay đế sau khi mòn vài năm. Đừng chờ đến lúc đế quá mòn , hư ảnh hường đến các bộ phận khác của đôi giày
#3: Bọc gót: Thêm một ít bọc lót trên đế gót ngoài giúp giảm lực chấn khi đi, chạy (tốt cho khớp/ gót của bạn) nó còn làm cho đôi giày tồn tại lâu hơn. Loại này chỉ có vài ngàn/ chục ngàn cho đôi giày chục triệu của bạn

8. Ah, bạn biết cách thắt dây chưa?

Tôi cực ghét cách ngoài tiệm cột dây giày. Họ làm thế để dây bao giờ cũng ngang, nhìn đẹp khi chưng trên kệ, nhưng khi đi, nó không đủ chặt để bảo vệ chân bạn. Đi giày lỏng thường hay đau chân. Thế thì bạn thắt lại dây giày nhé

9. Nhớ đánh giày da

Ngoài chuyện nhìn nó sạch, đánh giày đúng cách là một cách giữ cho da giày mềm, bền và không bị hư bởi thời tiết hay nước. Đàn ông có thể có vài đến vài chục đôi giày trong tủ, nhưng ai cũng chỉ có 1-2 đôi là thường mang nhất. Hãy giữ chúng để chúng tồn tại lâu hơn. Kêu bọn trẻ đánh giày ngoài đường cũng được, nhưng bạn yêu đôi giày của mình? thì bạn ít nhất cũng phải đánh qua chúng vài lần khi cần.

10. Dùng lọai nào?

Nên có 1 hộp mỡ đen cho giày đen, và một hộp không màu (trong suốt) cho giày nâu. Nên dùng mỡ mà đánh. Đừng xài các loại "nước” có sẵn chỉ quẹt lên giày cho nhanh. Nó không bóng giày, không tốt cho da do hóa chất, và không bảo vệ giày đúng cách.

11. Dùng đôn giày

Bạn nên có 1 cái đôn giày, hoặc một số giấy bồi. Nhét vào giày để tạo độ căng cho da, và làm giày không nhăn nhúm do co giãn với thời tiết. Giày vẫn phải giữ form của nó, nhất là khi bạn bỏ trong tủ quá lâu.

12. Nên có 1 đôi cao cổ

Ngoài chuyện nhìn cực "bụi” trong khi mặc jeans, các đôi cao cổ vẫn nhìn rất tông với vest. Ngoài ra khi trời mưa, tuyết, bụi bặm, sình lầy, bạn nên để Gucci và Ferragamo trong tủ.

13. Tin vào các "bạn” người Ý của mình, màu nâu vẫn là lựa chọn. Không phải lúc nào cũng đen.

Hàng Ý bao giờ cũng tốt nhất thế giới về đồ da. Nên tin họ. Không sai đâu, cả về chất lượng lẫn kiểu cách. Nhà thiết kế Dommanico Vacca có nói ”Nhiều người Mỹ có ý tưởng này là nếu bạn mang một đôi giày dress shoes, nó phải là màu đen. Không hẳn. Nhiều người Ý và bản thân tôi, đặc biệt là rất hiếm khi mang giày đen, trừ các dịp trang trọng như đám cưới và đám tang. Tôi gần như luôn luôn mang đôi giày màu nâu, vì nó hợp với tất cả mọi thứ. Nếu bạn đang mặc một chiếc áo len màu xám nhạt và Kaki, bạn nên chọn một đôi giày nâu nhạt, nếu bạn đang mặc một chiếc áo hải quân và quần màu xám đen, nên chọn đôi giày lười (giày mọi) sô-cô-la nâu. Đương nhiên là đôi giày của bạn phải phù hợp với các phụ kiện của bạn. Đã mang giày nâu thì đừng cố mang đồng hồ da dây đen, hay dây nịt đen. Không đi tông tý nào. vẻ đẹp của đôi giày màu nâu là tất cả các sắc thái khác nhau cho phép bạn giao tiếp một cái gì đó về tính cách của bạn của bạn, nói với thế giới là bạn có một cảm giác chơi và nhân vật có đằng cấp chỉ bằng cách đặt một cái gì đó đúng đắn trên đôi chân của bạn. "

14. Bỏ dây đi, thêm kiểu cách

Các đôi giày tây xỏ (không phải giày mọi) cũng là một lựa chọn cực hay. Một đôi như thế khi mặc đồ tây, vest sẽ sang trọng hơn. Khi bạn mặc Jeans thì nhìn nó vẫn bụi. Nó có thể hợp với mọi đồ bạn mặc.

15. Cực chẵng đã

Nhiều người vẫn thích mang giày sneaker với đồ Tây. Nếu bạn là Justin Tinberlake thì thôi chả có gì để nói. Còn không, nên tránh …nếu có thì chọn một màu, trắng hết hoặc đen hết. Đừng cố màu mè, sọc hay nổi trội quá. Nó sẽ làm nổi bật sự thô thiển không cần thiết.

16. Màu sắc?

Giày thường chỉ nâu với đen. Nhưng nếu bạn muốn giày màu, tại sao không? Prada, Boss Green và Gucci năm ngoái nổi tiếng với các đôi giày màu đỏ sậm, xanh dương, vàng chanh hay xanh lá mạ. Nghe thì cực chỏi nhưng không hiểu sao lên đồ họ vẫn sang? Đừng đánh giá màu đơn lẻ. Hãy đánh giá chúng trong cả bộ com-lê và xì tai của họ

Vớ thì sao? Có hai cách mang vớ. Khi xưa thật xưa, vớ là khoảng không gian nối giữa quần và giày. Do vậy nó nên tông với màu quần, hoặc màu giày. Ngày nay nó cũng có thể là điểm nhấn cho style của bạn. Nếu bạn mang quần đen, giày đen, thì vớ màu hay sọc là một điểm nhấn khá hay tông với cà vạt của bạn. Nhưng Làm ơn đừng mang vớ trắng với giày đen. Bạn không phải Michael Jackson. Khi mang giày tây, làm ơn đừng mang vớ ngắn thể thao dù là màu gì đi nữa.

17. Không mang vớ?

Đối với giày tây, không cần biết ai nói gì, tôi xin bạn mang vớ vào. Đối với giày mọi, bạn có thể không mang vớ vào mùa hè. Nó cũng là một style bụi bụi. Tuy vậy làm ơn giữ cho chân khô ráo, đỡ bị bệnh về chân, đỡ hôi giày. Phấn trẻ em, phấn chân là một lựa chọn khôn ngoan.

Nếu bạn muốn style một chút theo kiểu phá cách, nhìn như là không mang vớ, chọn 1 đôi ngắn dưới mắt cá. Nó sẽ bảo vệ ngón chân của bạn trong đôi giày cứng ngắt. Hãy thử tưởng tương bạn đi chân không trong giày tây từ sáng đến chiều? Tôi không nghĩ bạn muốn giết đôi chân mình như thế …chỉ vài lời, hy vọng bạn có khái niệm khác đi về đôi giày của mình ....

--Sưu Tầm--

Saturday, August 23, 2014

Tìm hiểu về những loại da thuộc căn bản

Các sản phẩm da chúng ta sử dụng hàng ngày đều được làm từ 4 loại da chính. Một số đã được giới thiệu qua bài viết giới thiệu về các loại da thuộc. Hôm nay mình sẽ gửi đến các bạn bài viết tìm hiểu chi tiết hơn về 4 loại da này để chúng ta có thể có cái nhìn bao quát hơn về các loại da thuộc nhé!

1. Da full-grain:

Là loại da chưa được mài, đánh bóng, lót hoặc dập (trái ngược hẳn với da top-grain) để loại bỏ những gì không hoàn hảo (những vết hằn tự nhiên) trên bề mặt của miếng da. Những hạt trên tấm da tạo sự liên kết chắc chắn cho từng thớ sợi và và tăng độ bền với thời gian. Hạt cũng có thể thở được nên miếng da luôn thoáng khi, độ ẩm thấp sau khoảng thời gian dài tiếp xúc với mội trường. Thay vì phải bọc thêm 1 lớp bảo vệ thì bản thân nó có thể tự phát triển một lớp patina làm cho da bóng mịn. Những đồ nội thất bọc da và giày da chất lượng cao thường được làm từ da full-grain. Da full grain thành phẩm thường được chia thành ba loại: aniline, semi-aniline và da napa.

2. Da top-grain:

Da top-grain (đây là loại da được sử dụng nhiều nhất trong các sản phẩm da cao cấp) là loại da có chất lượng tốt thứ hai chỉ sau da full-grain. da top-grain có một lớp da đã được tách đi nên mỏng và mềm hơn. Bề mặt da đã được chà cát, đánh bóng và thêm vào một lớp phủ trên bề mặt, khi chạm vào có cảm giác lạnh hơn và giống như nhựa. Lớp phủ này không thở được và cũng không sản sinh ra patina. Loại da này thường rẻ hơn và chống bám bụi tốt hơn da full-grain miễn là sản phẩm vẫn chưa hư hỏng.

3. Da điều chỉnh (corrected-grain):

Là bất kì loại da nào có sử dụng hạt nhân tạo phủ lên bề mặt da. Miếng da được sử dụng để làm ra loại da này không đủ tiêu chuẩn để tạo ra da màu rám(vegetable-tanned) và da aniline. Đối với loại da này thì những vết không hoàn hảo đã được chỉnh sửa hoặc chà bóng, thêm vào đó là những hạt nhân tạo để tạo ấn tượng và được bọc ngoài bằng màu nhuộm. Hầu hết da corrected-grain được sử dụng để làm da nhuộm màu và màu sắc sẽ giúp che giấu những khuyết điểm và những dấu chỉnh sửa. Da corrected-grain có thể chia thành hai loại thành phẩm chính là semi-aniline và da nhuộm màu.

4. Da split:

Da split là loại da được làm bằng phần xơ của phần da còn lại sau khi phần da được sử dụng làm da top-grain đã được tách ra. Trong suốt công đoạn tách phần top-grain và phần da split, phần da split có thể chia thêm (mỏng hơn) thành middle split và flesh split. Một miếng da rất dày như middle split có thể tách thành rất nhiều lớp cho đến khi quá mỏng không thể tách thêm được nữa. Da split sau đó sẽ được phủ một lớp nhân tạo lên bề mặt và được dập nổi bằng hạt da (da bycast). Da split còn được sử dụng để làm da lộn. Những tấm da lộn chắc nhất thường được làm từ da split đã được loại bỏ hạt hoặc từ da flesh spilt(da đã được cạo đến một độ dày chuẩn). Da lộn thường được làm sần sùi cả 2 mặt. Ngày nay, nhà sản xuất sẽ sử dụng những kỹ thuật khác nhau để làm da lộn từ da full-grain để tăng chất lượng sản phẩm. Tùy mục đích sử dụng người ta cũng có thể lật ngược tấm da lộn để làm các sản phẩm khác nhau (mặt thấy được thì không có hạt sần sùi). Tuy nhiên đây không được coi là dạng chuẩn của da lộn.

Trên đây là 4 dạng da chính đang được bày bán trên thị trường. Ngoài ra còn có thể chia nhỏ thành nhiều loại da khác nhau, mình sẽ tiếp tục cập nhật trong bài viết tiếp theo. Cám ơn các bạn đã theo dõi, mong những kiến thức trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về da thuộc.

Saturday, August 16, 2014

Ví da nam và những điều cần biết

Ví da từ lâu đã không còn là vật dụng xa lạ với cánh mày râu chúng ta, rất tiện dụng cho chúng ta vừa có thể cất tiền, thẻ atm, name card và đôi khi còn nhiều thứ lung tung khác. Bản thân mình cũng khá khó tính trong việc lựa chọn một chiếc ví da, thứ nhất nó phải là ví da thật, thứ hai nó phải đáp ứng được các nhu cầu cần thiết, thứ ba là phù hợp phong cách. Giữa muôn trùng trùng các sản phẩm trên thị trường hiện nay thì tìm được một món ưng ý không phải dễ dàng chút nào. Hôm nay mình sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm hy vọng sẽ giúp các bạn chọn được ví phù hợp với bản thân hoặc làm quà tặng cho bạn bè, người thân.

1. Chất liệu
Các sản phẩm da thật có độ bền cao, càng sử dụng lâu da càng mềm nên mình luôn ưu tiên hàng đầu là chất lượng. Các bạn nên xem xét thật kỹ cả bên trong và bên ngoài sản phẩm trước khi mua hàng để chọn được sản phẩm da thật, không bị thu hút quá vào thiết kế bên ngoài mà quên đi chất lượng bên trong. Nếu lần đầu tiên bạn chọn sản phẩm cho mình thì bạn có thể tham khảo bài viết một số cách phân biệt da thật và da giả.

2. Mục đích sử dụng
Tùy theo nhu cầu đựng các loại vật dụng mà chọn ví da phù hợp. Loại lớn có thể cất giấy tờ phẳng phiu hơn nhưng lại quá chiếm diện tích tạo sự bất tiện khi cho vào túi chỉ có thể cầm tay. Còn nếu chỉ đựng thẻ atm, name card bạn có thể chọn loại nhỏ hơn vừa đút túi quần, gọn nhẹ và rất tiện dụng.

*Lưu ý: không nên chọn loại ví quá ít ngăn, có thể lúc nào đó bạn sẽ chỉ cần thêm diện tích cho một chiếc thẻ atm nhưng lại không còn ngăn chứa, nhét vội vào đâu đó lại có thể gây hư hỏng thẻ. Việc chọn một chiếc ví có nhiều ngăn sẽ cho phép bạn chủ động hơn trong tình huống trên.

3. Phong cách
Kiểu dáng ví quyết định phong cách riêng biệt của mỗi người. Nếu bạn là người thích sự nổi bật, cá tính thì nên sử dụng ví có màu sắc sôi nổi, gam nóng, dáng ví dài. Còn nếu bạn là người trầm tính, thích đơn giản thì ví gam trầm, dáng thanh lịch, nhỏ gọn sẽ phù hợp nhất. Sau khi chọn dáng cho ví, bạn cần lưu ý nhìn kỹ đường may có sắc sảo hay không, nhất là đường viền các góc và dây kéo bên trong. Nếu đường may kém, bóp rất dễ bị rách trong quá trình sử dụng, nguy hiểm hơn sẽ dẫn đến làm rơi và thất lạc giấy tờ.

Một vài chia sẻ nhỏ trên mong là các bạn sẽ chọn được cho mình chiếc ví da đẹp, phù hợp nhất và đừng quên một việc rất quan trọng quyết định độ bền là chăm sóc bảo quản ví cẩn thận nhé.




Saturday, August 9, 2014

Mẹo lau chùi đồ da

Chỉ nâng niu là chưa đủ với những chiếc túi xách, ví da hoặc quần áo da của chúng ta, khi sử dụng cần lưu ý bảo quản và lau chùi bụi bẩn để da được sáng đẹp. Nhưng lau chùi như thế nào cho đúng và không làm hư hỏng da? Mời các bạn cùng tìm hiểu những mẹo lau chùi đồ da sau đây:

1. Lau chùi bụi bẩn
Lau sạch lớp bụi bám trên bề mặt da bằng khăn khô. Đây là yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất. Da là chất liệu có khuynh hướng hút bụi. Do đó, cần chùi sạch bụi trước khi vệ sinh bề mặt da. Bạn cũng có thể sử dụng máy hút bụi cầm tay với đầu bàn chải mềm để làm sạch bụi bẩn.

2. Lau chùi đồ da bằng bọt xà phòng
Cho một ít xà bông (hoặc dầu gội) dưỡng ẩm, loại có tính tẩy nhẹ, lên một góc của chiếc khăn ẩm rồi chà nhẹ khăn để tạo bọt. Dùng lớp bọt này thoa đều lên bề mặt da thật nhẹ nhàng rồi lau lại bằng khăn khô. Sau khi da đã khô, thoa một ít dầu xả trực tiếp lên da và tiếp tục chà nhẹ để làm tăng độ bóng. Lau sạch lớp dầu xả bằng khăn khô.

3. Lau chùi đồ da bằng hóa chất vệ sinh chuyên biệt
Trên thị trường hiện nay có bán các loại hóa chất vệ sinh chuyên biệt để làm sạch đồ da. Nếu lau chùi đồ da bằng bọt xà phòng không thấy hiệu quả, bạn có thể chọn loại hóa chất vệ sinh dành riêng cho da có chất lượng tốt để làm sạch các vật dụng bằng da. Cách sử dụng khá đơn giản: xịt dung dịch vệ sinh lên bề mặt da, để yên vài phút rồi dùng khăn khô và mềm lau lại. Có thể dùng thêm dầu xả nếu thấy bề mặt da bị khô.

4. Vệ sinh đồ da bằng dung dịch cồn
Để tẩy sạch vết bẩn trên vải hoặc quần áo bằng da, hãy nhúng một miếng len cotton vào dung dịch cồn và chà lên bề mặt da cho đến khi vết bẩn biến mất hoàn toàn.

Da là chất liệu đắt tiền. Để giữ cho những đồ dùng làm bằng da được bền và có tuổi thọ cao, cần thường xuyên làm sạch và lau bụi cho chúng. Hy vọng những mẹo lau chùi trên sẽ giúp giữ được độ sáng đẹp và bền màu với thời gian cho những sản phẩm da của các bạn.

Mẹo xử lý và làm mới đồ da

Các sản phẩm da dùng lâu ngày sẽ bị bám bẩn, mốc hoặc phai màu ít nhiều tùy cách mà chúng ta sử dụng, bảo quản chúng. Ở bài trước mình đã giới thiệu cách sử dụng và bảo quản đồ da nhung thời gian sẽ làm chúng "xuống sắc" dần do đó chúng ta cũng cần "tút" lại để những vật dụng yêu quý được sáng bóng lại như mới. Dưới đây mình sẽ giới thiệu một số mẹo giúp các bạn xử lý, đánh bóng và làm mới đồ da. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

1. Cách đánh bóng và làm mới đồ da
-Cứ 1 - 4 lần mỗi năm bạn nên dùng xi đánh giày không màu để đánh bóng lại đồ da của mình.

-Ngoài ra bạn có thể sử dụng vải nỉ mềm có tẩm sữa tươi chà mạnh lên bề mặt da. Bạn nhớ chà mạnh tay và chà thật đều theo lối xoay tròn. Sau đó, lấy vải khô lau sạch, các vật dụng sẽ mới và bóng ngay.

-Thêm một cách nữa là bạn lọc lấy lòng trắng trứng gà, đánh nó tới ra tuyết. Sau đó nếu bạn có ví da, túi xách da dùng lâu ngày bị khô cứng, hãy dùng lòng trắng trứng nói trên thấm vào một miếng vải sạch đánh mạnh lên bề mặt da của ví, túi. Sau đó, chùi kỹ bằng khăn sạch khác. Cam đoan các đồ dùng ấy sẽ mềm mại và bóng lẩy như khi mới mua về vậy.

-Nếu những vật dụng bằng da hoặc những vật dụng bọc da của bạn có vẽ cũ kỹ, phai màu, bạn hãy dùng dầu thông có pha dấm (ba phần dầu, một phần dấm) hoặc dầu ăn tẩm vào một cái khăn mềm đánh thật mạnh tay lên mặt da. Khi chùi, bạn nhớ phải xoay tròn miếng giẻ thật đều tay. Nếu bạn không có dầu thông, đừng lo! bạn có thể làm theo cách thức sau. Cắt nửa củ hành tây theo chiều ngang, và dùng nửa củ hành này kỳ cọ lên mặt da và chúng sẽ lại đẹp như mới.

2. Cách tẩy rửa
-Nên dùng chất tẩy, xà phòng chuyên dụng cho chất liệu da. Không sử dụng hóa chất có tính tẩy rửa mạnh như axeton. Khi tẩy, bạn nên bắt đầu bằng một mảng nhỏ, ở chỗ khó thấy nhất để thử nghiệm. Sau vài phút, nếu không thấy có vết đổi màu thì hãy tiếp tục. Nên dùng vải ẩm hoặc bàn chải nhỏ. Nếu da bị mốc, bạn hòa cồn với nước, dùng miếng vải nhúng vào dung dịch này rồi tẩy. Nếu vết mốc quá "cứng đầu", bạn có thể dùng xà phòng bánh và nước, sau đó dùng khăn nhúng nước để tẩy đi phần xà phòng còn bám trên da, sau đó để da tự khô.

-Nếu đồ da vô tình bị dính vết dầu mỡ chúng ta sẽ xử lý như sau. Đầu tiên, bạn phải dùng bông gòn tẩm Benzine chùi lên vết dầu mở. Da chỗ ấy sẽ lợt đi, không còn tiệp với màu da chung nữa, bạn phải đánh bóng bằng sáp cùng màu với da.

3. Cách xử lý nấm mốc

-Nếu đồ dùng bằng da của bạn bị mốc, bạn có thể làm mất vết mốc đi bằng cách lấy giẻ sạch tẩm dầu thông mà chùi đi. Tuy nhiên, nếu dấu mốc ăn sâu vào trong da, chùi không sạch, bạn dùng giấy nhám, thứ thật nhuyễn đánh lên vết mốc cho sạch. Đánh xong, phải tô chỗ da bị đánh giấy nhám cho đồng màu với da xung quanh. Sau cùng, bạn dùng sáp đánh giày đánh lại cho bóng.

Giới thiệu về công nghệ thuộc da

Ở bài viết giới thiệu về các loại da thuộc chúng ta đã được tìm hiểu những chiếc túi xách, dây lưng, ví da được làm từ chất liệu da thuộc, và chỉ có da thật mới mang giá trị thật cho thời trang đồ da. Tiếp theo loạt bài về kiến thức da hôm nay mình sẽ giới thiệu với các bạn về công nghệ thuộc da ( hay cách sản xuất da thuộc).

Để tạo ra da thuộc phải qua giai đoạn sơ chế chuẩn bị cho tấm da sạch, mềm, và dễ thẩm thấu các chất hóa học hay tự nhiên sẽ được sử dụng để biến tấm da sống thành da thuộc để dùng trong thời trang, may mặc, và các ngành công nghiệp khác. Trước tiên, da được lóc cẩn thận khỏi các thớ thịt và mỡ, rồi được phân loại cẩn thận theo chủng loại da và chất lượng. Sau đó da được ngâm để giũ sạch các chất bẩn. Tiếp theo, 1 loại vôi nước được sử dụng để tẩy lông đồng thời loại bỏ 1 số chất đạm, sợi trong da và thay đổi ít nhiều cấu trúc của da để da sẽ thẩm thấu tốt hơn những hóa chất sẽ được sử dụng trong công đoạn kế tiếp. Tùy theo nơi sản xuất, các chất hóa học hay các chiết xuất từ thiên nhiên sẽ được sử dụng để làm da mềm hơn, dai bền hơn, chống thấm nước tốt hơn, và giữ không bị thối rữa theo thời gian. Tiếp theo, da được phơi ráo nước, bôi dầu, phơi khô, nhào cho mềm và đều dầu, cán phẳng, và nhuộm màu theo nhu cầu.
* Nguyên liệu sản xuất.
Da nguyên liệu dùng trong công nghiệp sản xuất thuộc da là các loại da động vật như: trâu, bò, lợn, cừu, dê, ngựa. ngoài ra còn sử dụng các loại da động vật quy hiếm như: hươu, nai, hổ, cá sấu, trăn, rắn, … nhưng số lượng không lớn.
* Cấu tạo da sống.
Trong công nghiệp thuộc da, việc chia diện tích trên một tấm da được quy định theo các vùng như sau:
1. Phần mông lưng
2. Phần đầu vai
3. Phần bụng
Phần mông lưng: là phần trung tâm của da, chiếm 50-60% diện tích con da. Phần này các chùm sợi ở lớp mạng lưới sắp xếp chặt chẽ, có độ bền cơ học cao, đây là phần chất lượng nhất trong toàn bộ tấm da.
Phần đầu vai: độ bền cơ lí thấp do các chùm sợi phát triển yếu, cấu tạo lỏng lẻo. 

Phần bụng: là phần biên của con da, các chùm sợi colagen mảnh mai sắp xếp lỏng lẻo và gần như song song với bề mặt vì vậy tính chất xơ lí kém thua phần mông lưng và phần đầu vai.
Thành phần hoá học chính của da sống là: nước, protit, mỡ, chất khoáng, một lượng nhỏ men và sắc tố. Hàm lượng các chất trong thành phần do thường không cố định mà biến đổi theo giống, tuổi, loài, điều kiện sinh trưởng của con vật và từng vị trí trên diện tích da.
- Nước trong da tươi chiếm khoảng 60-70% và tồn tại dưới hai dạng là: mước tự do nằm xen kẽ trong các sợi da ( chiếm 60% lượng nước trong da); nước kết hợp nằm trong cấu trúc của da khó thay đổi được.
- Protit: là thành phần cơ bản của da. Trong da sống đã sấy khô, ptotit chiếm khoảng 95% trọng lượng da. Protit tồn tại dưới hai dạng: Protit không có cấu trúc dạng sợi như anbunia, globulin, muxin và mucoit; Protit có cấu trúc dạng sợi như collagen.
Trong quá trình thuộc da, nhiều protit không có cấu trúc dạng sợi và Karetin được loại bỏ hoàn toàn.
*  Bảo quản nguyên liệu.
Thông thường các loại da tươi này trước khi đưa vào thuộc phải được bảo quản cẩn thận vì các lò mổ, các điểm giết mổ không thể cung cấp một cách đều đặn, thường xuyên lượng da lớn cho các nhà máy thuộc da, mặt khác thường quy định trong một lô da xuất thuộc phải có đồng đều về chủng loại, trọng lượng, chất lượng và phương pháp bảo quản sau khi giết mổ.
Mục đích của bảo quản là loại bỏ sự phá hoại của các vi khuẩn hoặc hạn chếchúng. Có thể thực hiện bằng cách giảm lượng nước trong da, hoặc hạ thấp độ pH đến giá trị pH của axit mạnh và cũng có thể thực hiện qua việc hạ nhiệt độ xuống dưới 0­­­­­
* Các phương pháp bảo quản da tươi:
1 .Ướp muối (phương pháp thông dụng nhất).
2. Phơi khô.
3. Ướp muối và phơi khô.
4. Axit hoá.
5. Cho vào phòng lạnh.

+ Bảo quản bằng muối: da tươi được ngâm vào muối hoặc dung dịch muối bão hoà. Sự hấp thụ muối đạt cực đại sau 12 giờ đối với dung dịch muối bão hoà và 24 giờ đối với muối hạt, sau đó là quá trình loại nước ra khỏi da. Trong quá trình này da mất nước và hấp thụ muối, lượng nước mất lớn hơn lượng muối hấp thụ ( với NaCl).
Khi bảo quản bằng muối hạt, trọng lượng giảm: 13-19%.
Khi bảo quản bằng dung dịch muối bão hoà trọng lượng giảm: 9-12%.
Da bảo quản bằng phương pháp dung dịch muối bão hoà ít khuyết tật hơn và định mức da thành phẩm tăng từ 1-2% so với phương pháp muối hạt.
Muối dung ở đây là natri clorua NaCl, nó có khả năng giữ lại khí cacbonic và không cho phép hoà tan trong môi trường dư oxy.
Na+ ngăn sự phát triển của vi khuẩn, còn Ca+ và Mg+ thì ngược lại vì vậy NaCl phải sạch hoặc chứa ít CaSO4 , MgSO4 , FeSO4 và Al2O3 . Ngoài ra có thể thêm chất ngăn cản sự hoạt động của vi khuẩn như axit boric, naftalina, cacbonat natri, bêta maftol, fluosilicat natri.
Da sau khi mổ cần phải được rửa sạch phần máu trên da, phần bản sau đó vắt lên cho ráo nước và muối( muối ở nơi tránh ánh sáng mằt trời trực tiếp hoặc ẩm ướt, phải thoáng mát).
Da được muối trên sàn gỗ hoặc sàn ximăng có độ nghêng 3-50, trải phẳng con da, mặt lông xuống dưới, mặt thịt len trên, sau đó sát muối thật đều và trải con khoác lên trên, độ cao khoảng 5-6 m/mẻ.
Sau 5-7 ngày muối, lượng muối cần dùng là 10-14% so với trọng lượng da tươi.
+ Phương pháp phơi khô: phơi khô phải rừ từ, không bức khô ( phương phấp này chỉ dùng cho thú nhỏ, và thú săn bắn).
Thuận lợi: không dùng hoá chất, thời gian bảo quản lâu, và chất lượng đảm bảo.
Nhược điểm: quá trình hồi tươi khó đạt như công nghệ yêu cầu, da lỏng mặt và dòn cục bộ.
+ Bảo quản băng phương pháp phơi khô và ướp muối: ướp 1/2 lượng muối sau đó phơi khô đến lượng nước từ 18-20%. Phương pháp này ít dùng.
+ Bảo quản băng phương pháp phòng lạnh: chỉ áp dụng cho những nước vùng bắc bán cầu khi mà không còn phương pháp nào để bảo quản. Phương pháp này cho chất lượng da thấp, độ bền kéo đứt thấp, gẫy mặt do nhiệt độ và tốc độ làm lạnh quá lớn.
+ Bảo quản bằng axit: đây là phương pháp bảo quản da trần ( da tẩy lông), sử dụng 100% dung dịch nước, 15-20% NaCl và 1,5-2% HCl hoặc H2SO4 so với trọng lượng da tươi.
* Quy trình sản xuất thuộc da.
Chia thành 3 phần chính:
1. Chuẩn bị thuộc
2. Thuộc
3. Hoàn tất

Sơ đồ công nghệ thuộc da:



* Chuẩn bị thuộc. 
Công đoạn này có nhiệm vụ loại bỏ những phần không cần thiết như biểt bì, mô liên kết dưới da …, tạo cho sự liên kết của chất thuộc với sợi collagen trong giai  đoạn thuộc.
Tất cả nguyên liệu trước khi và thuộc phải lựa chọn theo loại, trọng lượng, phương pháp bảo quản để có chế độ xử lí thích hợp.
Các khâu công nghệ trong quá trình chuẩn bị thuộc có thể khác nhau, tuỳ theo loại nguyên liệu, phương pháp bảo quản và mục đích sử dụng da thành phẩm.
Những công đoạn như: hồi tươi, tẩy lông, ngâm vôi, tẩy vôi, làm mềm axit hoá được áp dụng cho tất cả phương pháp thuộc. Riêng thuộc da để có da sử dụng trong công nghiệp, công đoạn làm mềm, axit hoá không thực hiện hoặc thực hiện ở mức độ thấp.

a. Hồi tươi.
Mục đích: nhằm phục hồi lại lưộng nước có ở trong da bị mất đi do quá trình bảo quản ( từ 60-70% xuóon 35-45% đối với da bảo quản bằng muối và giảm đến 18% đối với da bảo quản phơi khô), đồng thời làm cho cấu trúc sợi trở lại như trạng thái ban đầu.
Với da bảo quản bằng phương pháp phơi khô thì hồi tươi khó khăn hơn phương pháp uớp muối do vậy cần chú ý ngay từ công đoạn này. Da hồi tươi chủ yếu kiểm tra bằng cảm quan, đạt yêu cầu khi mông có độ mềm mại như do kkhi còn tươi. Nếu kéo dài thời gian hồi tươi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hoạt động, da dễ bị tuột lông, mùi hôi khó chịu và có khả năng làm cho một phần collagen trong da bị phân huỷ. Ở công đoạn này phải kiểm tra thời gian và nhiệt độ. Các nước châu Âu thường sử dụng mước ở công đoạn này với nhiệt độ là 26-270C và hoá chất cần thiết để ngăn chăn sự phát triển của vi khuẩn.
Ở nước ta, do có sự phân biệt rõ ràng mùa đông và mùa hè nên công đoạn hồi tươi khó khăn hơn vì vậy để đảm bảo chất lượng trong hồi tươi phải để nhiệt độ của nước từ 26-270C. Da bảo quản phổ biến là ướp muối do vậy cần hồi tươi như sau:
1. Cân da nguyên liệu ( tính trọng lượng da muối).
2. Dùng 150-200% nước cho vào foulons.
3. Nhiệt độ nước là 26-270C.
Cho da nguyên liệu vào foulons quay 20 phút, thoát nước bẩn ra ngoài, chắt kĩ và tiếp tục hồi tươi bằng cách bổ sung 150-200% nước vào foulons, tốc độ quay 4 vòng/phút, quay 30 phút sau đó quay đảo 10 phút/giờ.
Yêu cầu da phải ngập nước, thời gian từ 5-12 giờ, phụ thuộc và hoá chất sử dụng trong quá trình hồi tươi, hoá chất ở đây không có tính thuộc vì nước ảnh hưởng đến công đoạn tẩy lông làm da cứng.

b. Tẩy lông, ngâm vôi.
Mục đích: tẩy sạch lớp lông, thượng bì và loại bỏ lớp mỡ dưới da. Đây là công đoạn phức tạp, hoá chất tẩy lông ngâm vôi có tác dụng phá huỷ lớp chân lông và lớp biểu bì trên mặt da đồng thời làm trương nở da, nên când phải có sự kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng hoá chất, nước, nhiệt độ, thời gian. Trong quá trình tẩy lông ngâm vôi, sự tác động của kiềm làm sạch lông và chân lông là sunfuanatri đóng vai trò quan trọng, pH tẩy chân lông là 12-13. Trong các loại kiềm, sử dụng vôi là tốt nhất, vôi có độ hoà tan giới hạn là 0,15%, pH=12,6. Nếu sử dụng NaOH thì sẽ phá huỷ sợi collagen trong da vì pH của nó quá cao. Nếu ngâm vôi quá mức, sợi collagen sữ bị phá huỷ, da bị hư hỏng. Ngược lại ngâm vôi chưa đạt, da thành phẩm sữ bị cứng do không trương nở hết.
Ngày nay với công nghệ hiện đại, ngâm vôi được tiến hành trong foulons với vận tốc là 3-4 vòng/phút, thờigian là 12-18 giờ. Trong quá trình ngâm tác động cơ học nhiều sẽ làm cho sản phẩm có độ xốp lớn, so vậy chỉ cần quay đảo 10 phút/giờ nhằm mục đích đảo đều dung dịch để thấm sâu và da.
Nước sử dụng rửa da là nước cứng, trên bề mặt da thạo thành lớp CaCO3 và da thành phẩm có chất lượng kém. Để tránh hiện tượng này, khi rửa cần thêm 0,5% lượng vôi so với lượng da.
Quy trình tẩy lông ngâm vôi: Thực hiện trong foulons, trọng lượng nước và hoá chất tính theo lượng da muối nước 200% cho tiếp xúc với hỗn hợp 1,5-2%Na2S  và vôi tôi từ 10-15%, quay 60 phút. Sau đó, mỗi giờ quay đảo 5 phút, để qua đêm, thời gian của công đoạn là 12-24 giờ.
*Chú ý: lượng vôi cho và foulons chia làm 2 lần, mục đích là tăng pH từ từ, có như vậy mặt da không bị nhăn húm, Với các mặt hàng khác như da bọc nệm, da găng, quần áo … cần ngâm vôi sao cho sấu trúc sợi da trương nở hơn và loại bỏ hoàn toàn cac abunin và các colagen không có cấu trúc sợi, có như vậy sản phẩm mới có độ xốp nhẹ.

c. Xẻ mỏng.
Tạo cho con da có độ dày đồng đều trong tất cả các tấm da theo yêu cầu sử dụng. Xẻ mỏng được thực hiện trên máy xẻ. Trong khi xẻ phải kiểm tra độ dày của da cắt sao cho phù hợp với từng mục đích sử dụng. Chẳng hạn: da sau khi ngâm vôi có độ dày mặt cật là 4 mm, sau khi thuộc còn 2,8 mm, sau khi bào là 2,6 mm và đến da hoàn thành có độ dày 2,3 mm.

d. Tẩy vôi, làm mềm.
Da sau khi tẩy lông ngâm vôi, các hoá chất kiềm trong do cần được loại bỏ, nếu không chúng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng da thuộc ( thuộc Crôm và kể cả thuộc tanin thảo mộc).
Tẩy vôi và làm mềm thường được tiến hành trong foulons, quá trình làm mềm được tiếm hành sau khi đã tẩy vôi. Ngày nay thường dùng foulons có tốc độ cao hơn tốc độ thùg quay để hồi tươi và tẩy lông, cụ thể là 5-6 vòng/phút, nhằm nâng cao khả năng tẩy của các tác nhân tẩy. Tuỳ theo mặt hàng, việc tẩy vôi có thể dùng các tác nhân khác nhau. Đối với da có độ mềm cao, cần loại bỏ hết các ion Ca2+ có trong do sau quá trình tẩy lông ngâm vôi. Nhằm làm giảm lượng tiêu hao chất tẩy vôi và hiệu quả tẩy đạt cao, trướckhi tẩy, cần rửa để loại bỏ bớt chất kềm không liên kết trong da. Nhiệt độ tẩy vôi làn mềm từ 35-380C, tối ưu là 370C vì ở nhiệt độ này giữ được an toàn cho sợi da.
Ngày nay việc dùng cửa khép kín để rửa trở thành phổ thông và có hiệu quả tẩy rửa cao, cụ thể là 90% lượng kiềm không liên kết bị loại bỏ sau 3 lần rửa riêng biệt.
Hoá chất dùng để tẩy vôi là các muối axit như amoni sunfat (NH4)2SO4, amoni clorua NH4Cl hay muối của axit hữu cơ yếu. Khi dùng (NH4)2SO4 thì tạo thành CaSO4 khó hoà tan hơn CaCl2 khi dùng NH4Cl để tẩy. Nhận biết quá trình tẩy hoàn toàn hay không người ta dùng chỉ thị màu để kiểm tra mứcđộ tẩy vôi. Nếu nhỏ vài giọt phenolphtalein vào mặt da mà không có màu gì là quá trình tẩy vôi được thực hiện một cách triệt để (pH=8,3), nếu có màu hông hay đỏ thì quá trình tẩy vôi chưa hoàn toàn triệt để.
Quá trình xuyên thấu của tác nhân khử vôi vào các phần dày của tấm da sẽ chậm và khó khăn hơn. Đối với da thuộc có độ mềm mại, tác nhân tẩy vôi cần phải xuyên vào trong da sâu hơn. Nếu da thuộc đanh chắc thì quá trình tẩy vôi không cần thực hiện một cách triệt để.
Mục đích làm mềm là tạo cho da có mặt cật nhẵn, loại toàn bộ sự trương nở và lớp ghét trên mặt cật. Trong quá trình làm mềm, tác nhân làm mềm sẽ tác dụng đến các collagen không có cấu truc như sợi đàn hồi. Nhằm tăng sự mềm mại, độ đàn hồi của mặ cật, việc này có y nghĩa lớn đố với da thuộc Crôm – mặt hàng làm áo khoác, mũ giày, găng tay, bọc đệm; nhưng không có y nghĩa đối với các loại da cứng như da đế giày, da dùng cho công nghiệp. Trong thực tế, quá trình làm mềm được thực hiện trong cùng foulons dùng để tẩy vôi và cùng trong một bể của công đoạn tẩy vôi. Quá trình làm mềm là quá trình tác động của men lên một số cấu trúc của da - đó là phát minh của tiến sĩ Rohn người Đức - loại men này là men phân giải ( men Pancreaza) chúng được chuyển hoá theo hoạt động của men và được trộn và mùn cưa hoặc trộn với các tác nhân tẩy vôi khác.
Yếu tố nhiệt độ rất quan trọng đối với quá trình làm mềm, tối ưu là 370C, vì nhiệt độ này thích hợp cho hoạt động của men; pH cũng có vai trò quan trọng, pH tối ưu là 8,3.
Việc làm mềm cũng đồng thời tăng sự đàn hồi của da thành phẩm. Mếu quá trình làm mềm da qua lâu, quá mạnh sữ làn giảm độ bền lực chịu kéo. Tuỳ theo mục đích sử dụng các loại da mà chế độ làm mềm khác nhau. Phương pháp kiểm tra quá trình làm mềm băng cách gấp da lại và vắt để cho bọt khí đi qua.
* Thuộc da.
Thuộc da là quá trình mà qua đó da trần được chuyển hoá thành da thuộc với những đặc tính tối ưu của nó như chịu nhiệt độ cao, không thối rữa khi tiếp xúc với nước và các môi trường khác, chịu được tác động phá hoại của vi sinh vật và có độ thấu khí cao.
Hoá chất dùng để thuộc là kali bicrômat: K2Cr2O7. Khi thuỷ phân tạo thành muối kiềm crôm:
K2Cr2O7 + 3H2SO4 + R —› K2SO4 + 2CrOHSO4 + RO + H2O
R là chất khử ( gluco hoặc NaS2O4). Phản ứng tạo nên hợp chất hợp chất hyđrôxyt là muối kiềm Crôm, dung dịch mang tính axit. Quá trình thuỷ phân có thể tiếp tục nếu ta cho axit vào dung dịch khi dùng quá trình thuỷ phân và có thể đưa sản phẩm của quá trình thuỷ phân trở về dnạg sunfat crôm.
Các phân tử phức crôm có thể tại nên các phần tử phức lớn hơn, làm cho độ kiềm và tính thuộc biến đổi.
Một số tính chất của muối kiềm crôm:
tt
Muối crôm
% độ hoà tan
Tính thuộc
Độ hoà tan
1
Cr2(SO4)3
0
Kém
Rất tốt
2
Cr(OH)SO4
33
Tốt
nt
45
Mạnh
nt
3
Cr2(OH)4SO4
46
Bề mặt
Không tan
4
Cr(OH)3
100
Không
nt

Độ kiềm là mức đo tính thuộc của muối crôm; tăng độ kiềm, tính thuộc và lượng muối Crôm hấp thụ và da tăng, đồng thời cũng tăng nhóm hyđrôxyt liên kết trong phức và làm tăng kích thước phức Crôm trong dung dịch và làm giảm khả năng xuyên của muối crôm vào bên trong da, cho nên ở giai đoạn này dùng dung dịch Crôm có độ bền kiềm thấp tạo khả năng xuyên của chúng vào da sâu hơn.
Các anion khác có thể đi vào phức crôm (các gốc cacboxyl) làm thay đổi tính thuộc, thay đổi thành phần của dung dịch điều chế từ bicromat ít hơn, do nguy hiểm của một số hoá chất như axit cromic đối với sức khoẻ người sản xuất.
Việc dùng tác nhân khử là glucoza hoặc hợp chất hữu cơ khác, tạo nên crôm với nhiều phân tử hữu cơ, tuỳ theo thành phần của chất khử. 

Ví dụ:
Na2Cr2O7 + H2SO4              H2CrO4 + Na2SO4 + H2O + nhiệt…..
     Cr2(SO4)3 + Na2SO4 + H2O + nhiệt
Ở pH thấp hơn, quá trình xuyên của chất thuộc Crôm vào trong da sẽ tốt hơn và nhanh hơn song tính thuộc Crôm kém hơn. Tăng pH, tăng khả năng thuộc và tạo sự liên kết của chúng với các collagen mà không gây dết tủa. Điều quan trọng trong công đoạn nâng kiềm là mức độ năng sao cho tác dụng thuộc đồng đều, phòng ngừa kết tủa Crôm có thể xẩy ra. Natri cacbonat có thể dùng để nâng kiềm, độ kiềm của dung dịch sẽ tăng ở dạng dịch cấp theo bậc thang.
Hiện nay, người ta dùng các tác nhân trung hoà khác nhau, tác dụng nâng kiềm của chúng tăng lên một cách từ từ như: Mentrigan MOG, khoáng đôlômit.
Để tiếp công đoạn sau, ta cần kiểm tra độ xuyên thấu của axit hoá (sau 2 giờ quay), sau khi đạt ta cho: 6-8% Cr2O3 dạng bột, quay 6-8 giờ, thử độ xuyên thấu sau 3-4 giờ, cho tiếp 0,5-1% Mentrigan MOG, quay 1-2 giờ. Thử nhiệt độ và pH.
Đối với da phèn cần dùng chất chống mốc để phòng mốc, thường dùng 0,3-0,5% Preventol WB.
* Hoàn thành da thuộc.
Da sau khi thuộc độ ẩm còn quá cao 60-65%, chưa có độ mềm dẻo cần thiết, bề mặt thô và dễ ngấm nước. Vì thế sau khi thuộc nhất thiết phải qua công đoạn chỉnh lý.
Với các loại da khác nhau, yêu cầu khác nhau trong quá trình chỉnh lý. Tuy nhiên, các loại da sau khi thuộc đều có những khâu cơ bản sau: ủ đống, ép nước, bào mỏng, trung hòa ( đối với da thuộc Crôm), nhuộm ăn dầu, sấy khô, để cho da có độ ẩm là 12-15%, sau đó đem vò mềm, trau chuốt, mục đích làm cho da thuộc đồng đều về mặt màu sắc, khắc phục những khuyết tật trên bề mặt nhằm đáp ứng mục đích sử dụng đa dạng của người tiêu dùng.
Trong công nghiệp thuộc da, quy trình thuộc đóng vai trò quyết định của sản phẩm thì trau chuốt có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với tiêu dùng vì rằng: chỉ tiêu thẩm mĩ của da thuộc crôm với các đồ dùng chế biến từ da được thể hiện chủ yếu ở màu sắc, độ bóng, độ bền nhiệt, bền uốn gập của lớp màng trau chuốt. đặc biệt là lớp màng trau chuốt có vai trò quyết định giá trị của tấm da thuộc khi lưu thông trên thị trường. Vì vậy khi trau chuốt đòi hỏi các nhà công nghệ phải tìm hiểu, nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng, từ đó phân loại, lựa chọn hóa chất, phương pháp trau chuốt cho phù hợp với công dụng từng mặt hàng mà người tiêu dùng đòi hỏi.
Da nguyên liệu có một số khuyết tật hình thành khi con vật còn sống hoặc hình thành qua lột mỏ, khi bảo quản. những khuyết tật mày ảnh hưởng đến chất lượng của da thuộc và da hoàn thành, do đó trước khi trau chuốt phải phân loại da thành 2 loại: loại để nguyên mặt cật ( mặt tự nhiên) và loại phảt cải tạo mặt cật.
Với loại để nguyên mặt cật, sau khi nhuộm ăn dầu được đưa vào trau chuốt. Thành phần trau chuốt bao gồm 2 lớp chính:
+ Lớp cơ sở: chất kết dính là thành phần chính để tạo màng, như chất acrylic butadien, polỷuetan, các chất pigment ( những oxit kim loại) mang màu…, dầu mỡ, dung môi hữu cơ tại màng có độ mềm mại và độ bóng nhất định. Ngoài ra còn có một số hợp chất làm dày khác.
+ Lớp phủ trên cùng: chủ yếu dùng Lacquers, nitroxenlulo, polymetan hòa tan dung môi hữu cơ. các hợp chất trên có thể bôi hoặc phun nhiều lớp, cuối cùng là in ở nhiệt độ cao và áp suất khác nhau, phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng mà công nghệ lựa chọn phương pháp thao tác khác nhau cho phù hợp.
Đối với da phải cải tạo trước khi trau chuốt, phải xử lý bằng phương pháp ngâm tấp và dùng giấy nháp đánh bề mặt, khi ngâm tấp có các hóa chất chủ yếu đó là Encryl và dung môi hữu cơ. Các loại da mặt cất xấu phải qua công đoạn cải tạo bằng phương pháp dùng giấy nháp đánh phớt bề mặt sau đó da được ngâm với dung dịch hóa chất nêu trên nhằm tạo cho da có mặt cật bằng, tiếp đó đem sấy khô và dùng giấy nháp đánh lại để hóa chất trau chuốt bề mặt da đạt được yêu cầu chất lượng tốt hơn.
* Thiết bị
Các thiết bị cần thiết cho qua trình thuộc da là: foulons, máy nạo thịt, máy xẻ, máy bào, máy ép nước, máy ty da, máy vò mềm, máy in, máy đánh nháp, máy đánh bóng, máy sấy chân không. trong đó quan trọng là:
+ Máy nạo thịt: là máy dùng để loại bỏ những tổ chức dưới da tạo điều kiện cho hóa chất xuyên vào sợi da tốt hơn.
+ Máy xẻ, máy bào: có tác dụng điều chỉnh chiều dày tấm da đảm bảo độ dày đồng đều nhất định, giảm sự tiêu hao của một số hóa chất trong khi thuộc và làm tăng khả năng sử dụng của sản phẩm.
+ Foulons: giúp làm tăng quá trình xuyên thấu và kết hợp của hóa chất vào da tạo sự phân bổ đồng đều trên và trong toàn bộ tấm da.
+ Máy vò mềm: tạo cho da có độ xốp và độ mềm mại đáp ứng những nhu cầu tiêu dùng khác nhau của khách hàng.
+ Máy in: dùng để trang trí bề mặt làm tăng tính thẩm mĩ của da thuộc sau khi hoàn thành.

Hy vọng qua bài viết các bạn có thể hiểu thêm về công nghệ thuộc da, chính sự cầu kì trong khâu xử lý đến lúc thành hình tạo nên sự sang trọng và độ "chất" của những sản phẩm da mà chúng ta đang sử dụng.